Thế Giới Đồ Cổ | Diễn Đàn Mua Bán - Đăng Tin - Rao Vặt - Miễn Phí

Đồ gỗ Mộc Gia

SẢN PHẨM THƯƠNG GIA VIP

Nhờ thẩm định Bình gốm

Xem trong 'Làng Thẩm Định' đăng bởi Lương trung yên bái, 11/11/16, [ Mã Tin: 60807 ] [7,325 lượt xem - 35 bình luận]

Kỳ Lân Luxury - Chuyên vertu chính hãng
  1. Lương trung yên bái
    Giá: Giá liên hệ
    SĐT : 
    0944297868
    Địa Chỉ : 
    Tân thịnh, tp yên bái
    • chọn làng nhanhMã tin: 60807

    Rất mong được các bn quan tâm giúp mình biết đây có phải bìn cổ ko, nó thuộc thời nào và có giá trị ko ạh. Xin cảm ơn

    Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89


     

    Các file đính kèm:

  2. Nhật Quang

    chụp nhiều hình cận cảnh dạng macro, đặc biệt mấy chỗ màu xành đậm mình xem thử, có thêm chỗ men trắng nữa
     
    Lương trung yên bái thích bài này.
  3. thanhq

    Có giao lưu không bạn Trung? Nếu có thì cho xin giá vào Inbox hoặc nhắn tin vào ĐT (0912453561) nhé. Cảm ơn
     
    Lương trung yên bái thích bài này.
  4. Sơn Nguyễn Minh

    Dáng bình, hoa văn, màu men phỏng lại theo dòng gốm thời Nguyên. Nhìn kỹ trôn cũng cho thấy rất nhiều thông tin
     
  5. Lương trung yên bái

    Vây nếu đúng thì có giá trị ko a
     
  6. Sơn Nguyễn Minh

    Cũng giống như quần áo nhái các thương hiệu nổi tiếng phương Tây của Trung Quốc, hàng fake cũng có nhiều loại, loại 1, loại 2...loại 4, loại 5. Tùy theo mỗi loại sẽ có chất lượng và giá khác nhau.

    Về nhận dạng món đồ, cũng giống như bác nông dân canh tác trên đồng lâu năm, dù trong khi nhắm mắt lại hai tay được sờ hai củ khoai Tây và khoai lang vẫn phân biệt được đâu là khoai lang, đâu là khoai Tây. Nói thế là bạn hiểu, dù hàng fake có cao cấp đến mấy, nếu gặp người có kinh nghiệm họ vẫn dễ dàng nhận ra.

    Món hàng của bạn, nếu đầu con rồng vươn thẳng về phía trước sẽ đẹp hơn là hồi đầu lại. Còn về giá trị, tùy theo sở thích của mỗi người. Tiếc là trên thị trường cũng như giới sưu tầm cổ ngoạn, hầu hết cũng là hàng FAKE thôi. Có nhiều người thiếu hiểu biết mà suốt ngày cứ bai bải đồ của là mình là đệ nhất thiên hạ. Nhưng cũng có kẻ vì lỡ ÔM phải hàng fake rồi, nhận ra thì đã muộn nên chẳng biết làm sao, nói ra thì chẳng phải là công nhận mình dốt?! nên ngậm bồ hồn ra vẻ món của mình là chuẩn, và lại đi cầu may, múa lưỡi để đẩy/bán "nỗi đau" này cho người xấu số khác. Nói chung là chả tin thằng nào cả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/11/16
  7. Lương trung yên bái

    Cảm ơn bạn. Nhưng đồ min
    Cảm ơn bl của bạn, mình cũng hiểu ý bạn nhưng muốn nói
    Cảm ơn bn.
    Cảm ơn bạn mình chỉ muốn thẩm định mà chưa nói là sẽ bán. Các bạn chơi lâu và là người biết nhưng như bn nói thì lại chưa rõ. Mình cũng biết khoai tây khoai lang và khoai ... mình cũng ko có ý chuyển cho bất kỳ ai sự lừa gạt bạn nhé. Nếu rõ thì đây là hình vẽ 2 con rồng đuổi nhau, 1con quay đầu lại, 1 con đầu hướng về trước, vai có cúc dây, miệng và chân bình có hoa văn hình học, thân có 16 múi chia đều như múi quả bí. Bạn nhìn kỹ nhé + nhà mình làm nghề máy múc khi đào được những món đồ này nó ở vị trí cách mặt đất 5m, mọi thứ vỡ gần hết mình mua lại của nhà chủ vài món đồ, trong đó có chiếc bình này và qua xem xét tìm hiểu các tài liệu google ko rõ nên mình thấy có vẻ đáng chơi do đó muốn hỏi các bạn. Nếu biết xin thỉnh giáo ko có ý lừa ai kiếm cơm. Xin cảm ơn
    ,
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/11/16
  8. Lương trung yên bái

    thực ra cái hình chụp của mình ko nét còn bị hơi loá, ở ngoài mầu nhạt hơn
     
  9. thanhq

    Thực ra, nhìn cái trôn ghè của bạn có vẻ không ổn lắm.
    Nếu là đồ Nguyên xịn thì nhiều xiền đấy
    Bạn tham khảo cái này nhé
    Nhờ bác Sơn Nguyễn Minh cho nhận xét luôn

     
    Lương trung yên bái thích bài này.
  10. Lương trung yên bái

    bạn ở tuyên quang hả, hôm nào mình đó cho xin 1 ít kinh nghiệm, nhà mình ở bên khu cây đa bảo gần thác bà đó
     
  11. Sơn Nguyễn Minh

    Nhìn trôn món đồ của thanhq là thấy chuẩn đồ rồi. Chúc mừng!

    Mình đã nói rồi, món của Lương trung yên bái, khi nhìn trôn thấy rất nhiều thông tin. Chắc chắn không phải thời Nguyên, thậm chí cũng khó có thể là thời Minh (ming), điều này cần phải xem lắng đọng cobalt trên men nữa, chụp hình như bác Nhật Quang yêu cầu nếu người tinh mắt, có kinh nghiệm sẽ nhận biết được.

    Có thế nào mình nói thế đó, có thể có người không ưa, nhưng đã chơi phải chơi cho tới cùng, phải khách quan, thẳng thắn. Nhiều người mới chơi hay có tâm lý khi sở hữu một món nào đó thì thấy món của mình là NHẤT, là GIÁ TRỊ, là CỦA HIẾM. Chơi nên nhìn quanh rồi hãy soi lại mình.
     
  12. Sơn Nguyễn Minh

    Hầu hết gốm sứ thời Nguyên (có kéo dài qua một thời gian đầu nhà Minh-ming) có một điều rất đặc biệt là có hiện tượng lắng đọng cobalt sau 300-400 năm. Thời đó người ta nhập nguyên liệu từ xứ Ba Tư và CHỈ DUY NHẤT COBALT XỨ ẤY MỚI CÓ HIỆN TƯỢNG NÀY.
     
    Lương trung yên bái thích bài này.
  13. Sơn Nguyễn Minh

    Hiện tượng "đít pháp hoa" cũng xuất hiện nhiều trong trôn của các món đồ thời Nguyên và đầu Minh (ming)
     
    thanhq thích bài này.
  14. thanhq

    Rồi, hôm nào mang món đổ của bạn sang chơi nha, minh ở xã Thái Bình, cách cầu Nông tiến 2km thôi. Mình cũng mới chơi mớn này khoảng vài tháng thôi (đừng cứòi nhé)

    Khi nào gíao lư thì gọi trước theo số nhé

    Mình đáng là viên chức
     
  15. thanhq

    Cảm kích trước tấm lòng của bác

    người yêu cổ vật trước tiên phải có cái TÂM, em mới chơi, chưa biết nhiều, mong được các bác chỉ giáo.
     
  16. Nhật Quang

    Thiết nghĩ chúng ta đến với đồ cổ để tìm sự thư thái, hoài niệm về quãng xưa sau những giờ phút vật lộn với công việc, đời sống chứ ít ai mưu lợi, lừa lọc gì ở đây. Vì vậy tôi nghĩ đã chơi thì phải "vui", cũng là duyên kết nối thêm tính tâm giao, thêm bè bạn. Đôi lúc yếu tố "đúng" hay "không đúng", "chuẩn" hay "không chuẩn" không còn quan trọng bằng niềm vui, sự trong sáng mà mình cảm nhận được khi đến với thú tiêu khiển này.
     
    Ban Mai and thanhq like this.
  17. Sơn Nguyễn Minh

    Như quan điểm của tôi ngay từ đầu, khi đưa ra một nhận định phải có dẫn chứng, khách quan và chứng minh đến cùng của vấn đề. Đính kèm là một số hình ảnh trôn các loại bình gốm RẤT ĐẶC TRƯNG và ĐẠI DIỆN CHO HẦU HẾT CÁC LOẠI BÌNH GỐM thời Nguyên, thời Minh để các bạn tham khảo và có sự đối chứng. Tư liệu chuyên sâu dành cho các bạn.
    Kỹ thuật làm gốm thời Nguyên-Minh thường có chung một đặc điểm là các thợ làm trước phần trôn, khi khô rồi mới đắp nguyên liệu tiếp để xoay (vo) dần lên thành bình. Nên rất đặc trưng và có sự khác biệt so với các loại bình gốm thời Hán - Tùy - Đường - Tống-...-Thanh.

     
  18. Sơn Nguyễn Minh

    Về mức độ phổ biến và giá trị món đồ thời Nguyên, đầu Minh so với thời cuối Minh và Thanh

    Trong suốt thời kỳ Nguyên đến đầu nhà Minh, mức độ kiểm soát về phát triển chính trị và văn hoá do triều đình áp đặt tương đối cao. Một ví dụ khác của điều lệ này là chiếu chỉ do vua Chính Thống ban hành năm 1447 quy định cấm sản xuất đồ màu, chẳng hạn như màu vàng, màu tím, màu đỏ hoặc xanh, bao gồm cả các loại sứ tráng men xanh. Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp, một số lượng các điều luật đã hạn chế hoặc ngăn cấm việc sản xuất đồ xanh và trắng. Những hạn chế này có ảnh hưởng đáng kể đến số lượng đồ gốm cũng như chủng loại các kiểu trang trí. Chính vì vậy các món đồ cổ thời Nguyên, đầu Minh được tìm thấy rất ít so với sự đồ sộ về số lượng các món đồ được tìm thấy có niên đại sản xuất thời giữa Minh đến nhà Thanh. Vì vậy trên thị trường đồ CHUẨN CỔ thời Nguyên, đầu Minh có giá trị lớn về mặt sưu tầm, văn hóa so với các món đồ được sản xuất sau đó.

    Đồ xanh-trắng thời nhà Nguyên chỉ sử dụng màu xanh coban nhập khẩu. Trong triều đại vua Hồng Vũ, ông đã ban hành lệnh cấm ngoại giao và giao thương với nước ngoài. Do đó, nguồn coban nhập khẩu đã bị chặn lại. Vì vậy, nếu tồn tại, chỉ có rất ít đồ xanh và trắng được sản xuất trong triều đại vua Hồng Vũ, thậm chí dưới đời vua Vĩnh Lạc <TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG ĐỂ NHẬN DIỆN GỐM XANH-TRẮNG THỜI NGUYÊN, ĐẦU THỜI MINH>. Một vấn đề khác cần làm sáng tỏ là nếu coban nhập khẩu chỉ dùng vào thời Nguyên, vậy khi nào các thợ gốm bắt đầu sử dụng coban địa phương?! Sự trở lại của gốm men xanh trắng nung truyền thống lại bắt đầu phát triển bằng cách dùng coban địa phương vào CUỐI thời nhà Minh.

    Đến cuối Nhà Minh nhu cầu sử dụng gốm sứ phát triển rất rầm rộ, đi cùng với đó là hàng loạt lò gốm nổi tiếng ra đời (chỉ tính riêng Cảnh Đức Trấn có hơn một nghìn lò gốm), song song đó các vua quan nhà Thanh rất chuộng chơi/sưu tầm các loại đồ gốm nên đã tạo phong trào rất lớn trong xã hội về sản xuất/sưu tầm đồ gốm. Không những thế mặt dù nhà Thanh áp dụng chính sách cấm giao thương với nước ngoài (bế quan tỏa cảng) nhưng tình trạng buôn lậu thời này rất phát triển (yếu tố này có liên quan đến cuộc chiến tranh thuốc phiện mà ai cũng biết) nên một lượng rất lớn đồ gốm sứ TQ thời này được đưa ra nước ngoài và cũng nhờ đó mà ngày nay ở Trung Quốc (cả Việt Nam....) hay nơi các con tàu đắm có rất nhiều đồ gốm TQ thời kỳ này. Và vì lẽ đó giá trị những món đồ cổ thời kỳ này cũng rẻ hơn rất nhiều so với gốm thời Nguyên và đầu thời Minh. Ở các cuộc đấu giá quốc tế sở dĩ gốm thời này có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đô la vì những món đó là hàng cao cấp, đa sắc, đồ ngự, đồ quan...
    VÀI LỜI GỬI ĐẾN CÁC BẠN, TÔI GÕ HƠI VỘI DO BẬN QUÁ, KHÔNG CÓ THỜI GIAN NÊN CÓ MỘT SỐ CHỖ CÒN LỖI CHÍNH TẢ. MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM
     
  19. thanhq

    Bài viết rất bổ ích. Cảm ơn bán Sơn Nguyễn Minh nhiều

    Nhân tiện, nhờ bác xem hộ em cái này xem có chuẩn đồ không nhé

    Cảm ơn bác nhiều

     
  20. Sơn Nguyễn Minh

    thanhq, hãy chụp thật gần hơn nữa hình này. Chụp chỗ mấy nốt đen, màu xanh đậm, càng nhiều, càng rõ càng tốt. Tôi sẽ trả lời riêng anh qua tin nhắn.
     
Google+