Thế Giới Đồ Cổ | Diễn Đàn Mua Bán - Đăng Tin - Rao Vặt - Miễn Phí

Đồ gỗ Mộc Gia

SẢN PHẨM THƯƠNG GIA VIP

Nhờ thẩm định Đồ đồng

Xem trong 'Làng Thẩm Định' đăng bởi thephidn775, 30/5/15, [ Mã Tin: 20715 ] [4,899 lượt xem - 11 bình luận]

Kỳ Lân Luxury - Chuyên vertu chính hãng
  1. thephidn775
    Giá: Giá liên hệ
    SĐT : 
    0975078569
    Địa Chỉ : 
    binh phuoc
    • chọn làng nhanhMã tin: 20715

    bác nào rành có thể thẩm định giúp em với đc không ạ

    Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89


     

    Các file đính kèm:

    refcon and A.T like this.
  2. A.T

    Bác @Mucdong ơi, giám định giúp bác này với.....^^' !!
     
    thephidn775 thích bài này.
  3. thephidn775

    thanks bác đã quan tâm
     
    refcon and A.T like this.
  4. thephidn775

    Bác @Mucdong ơi giám định giúp em thử món này với
     
    A.T thích bài này.
  5. Mucdong

    Kính các Bác
    Trước hết cho em nói tí xíu về Phật Giáo ở Việt Nam chút để mọi người cùng tìm hiểu thêm tí chút khi phân biệt món hàng của mình.
    Phật giáo Việt Nam chia làm 2 phái Bắc Tông (Đại thừa) ảnh hưởng bởi Trung Quốc được phân bổ từ Bắc tới đèo Hải Vân. Còn Nam Tông (Tiểu thừa) ảnh hưởng từ Ấn Độ từ Cà Mau trở ra Hải Vân. Đại thừa thờ Phật và Bồ Tát. Tiểu thừa chỉ có mỗi Phật Thích Ca.
    Phật Đại Thừa chia làm 3 ngôi là Quá Khứ - Hiện Tại - Tương Lai. Trong đó Phật Di Lặc (Di Lạc) là vị cai quản tương lai. Hình tượng thể hiện là 1 vị tai to, bụng bự, cầm xâu tràng hạt và có vài đứa bé xung quang (biểu thị của tương lai hạnh phúc) không có chuyện Phật Di Lặc cầm thỏi vàng. Theo Đại thừa Việt Nam có thêm vài vị nhân thần (tôi chỉ nói những vị có liên quan tới món hàng của Bác chủ) như sau:
    1. Cưỡi cá chép thì có Táo quân
    2. Cầm thỏi vàng có Thần tài
    3. Bụng to, miệng cười toe toét thì có Thổ Địa. (Thổ địa Trung Quốc là ông già, ốm, chống gậy)

    Căn cứ chữ dưới đáy thì món hàng này thời nhà Minh. Tuy nhiên chữ Minh viết quá xấu mất cân đối, dư nét. Cùng với các đặc điểm về văn hoá Phật Giáo tôi đã nêu trên thì tôi nghĩ (có thể tôi sai) đây là món hàng giả cổ mà người làm nó mù tịt về tiếng Hán (có thể là các lò thủ công Việt Nam làm)
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/6/15
    Chân_Trần, thephidn775 and A.T like this.
  6. A.T

    Rất hay bác @Mucdong , học hỏi học hỏi..........!!
     
  7. thephidn775

    Thanks bác @Mucdong rất nhiều ạ kiến thức bác uyên thâm quá.
     
    A.T thích bài này.
  8. A.T

    Học hỏi từ bác @Mucdong nhiều lắm đấy...:D !! :like
     
  9. dinh cong tu

    như bác mucdong nói vậy cái này chỉ bán đồng cân kg thui hả,bac mucdong kiến thức uyên thâm thật,khi nào có dk fai gặp mặt học hỏi mới được.
     
    A.T thích bài này.
  10. Đức pk

  11. Mucdong

    @Bác Ducpk: Dạ, bác nói chí phải. Nhìn thì giống Di Lặc nhưng không phải. Thần tài theo tín ngưỡng Việt Nam cũng không phải vì trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam không có vị Thần tài cưỡi cá chép. Tên đúng của vị này theo quan điểm của Trung Quốc là Tà Tài Thần. Với tín ngưỡng Việt vị này không có ta nghĩa gì. Do đó không lý gì hàng mấy trăm năm trước người ta bỏ cả đống tiền để mua 1 món đồ không ý nghĩa tâm linh để về thờ phụng cho hôm nay chúng ta có cái gọi là đồ cổ. Cái cốt yếu là chổ đó.
    Kính bác
     
    Đức pk thích bài này.
  12. Mucdong

    ---------------------------------------------/
    Kính bác Thái Martin:
    Càn Long là đời Nhà Thanh chứ không phải Nhà Minh. Dưới đáy tượng có ghi chữ Đại Minh.
    Bác nói món hàng đời Minh (hoặc Thanh - Càn Long như bác nhận định) không liên quan gì đến Phật Giáo Việt Nam cũng có lý. Nhưng theo ngu ý của em thì thế này (có sai bác bỏ qua cho em nhé): Món hàng trên là một vật phẩm tâm linh, nó không phải là tượng ông X, ông Y nào đó. Và nó cũng không có công năng sử dụng thông thường như cái ly, cái dĩa, con dao, mũi tên.... nhưng người ta đã làm thì phải có ý nghĩa.
    Trải qua lịch sử hàng ngàn năm và chịu ảnh hưởng Bắc thuộc từ ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá.... Việt Nam chúng ta có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc cho tới tận ngày nay. Nếu bác đến các chùa ở phía Bắc hoặc các chùa theo phái Đại thừa bác sẽ thấy nó giống Trung Quốc khi có Thờ Phật và chư vị Bồ tát (cái này là đặc sản của Trung Quốc) vì Phật giáo Nguyên Thuỷ từ Ấn độ không có Bồ Tát. Nói chút xíu thế để cho bác thấy là có sự ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Quốc tới Việt Nam.

    Thứ đến: Cổ vật (đồ cổ) không phải là một thể vật chất riêng lẽ mà nó còn gắn với phần "tinh thần" hay còn gọi là phần hồn của cổ vật. Cục đá có từ 1.000 năm trước bác đào dưới đất lên thì chỉ là cục đá. Nó không có ý nghĩa lịch sử, văn hoá thì không thể là cổ vật, họa chăng nó có ý nghĩa về mặt địa lý . Nhưng nếu 1.000 năm trước con người gọt dũa nó thành lưỡi rìu thì nó là cổ vật. Vì qua cách chế tác và giám định người ta sẽ nhìn thấy lịch sử, văn hoá, khoa học - kỹ thuật và cả tín ngưỡng ... được tích tụ và phản ánh trong cổ vật. Nếu nói cổ vật không liên quan gì tới văn hoá thì em cho là không đúng (tôn giáo cũng là một phần của văn hoá). Nếu bác đi Ấn độ, Nepal, Srilanca hay gần nhất là Campuchia em tin rằng bác chẳng tìm thấy cái tượng Phật Bà Quan Âm nào trong các chùa chiềng của họ vì họ theo Phật Giáo tiểu thừa không có Bồ Tát. Vậy, bác nghĩ sao nếu ai đó bảo rằng đào ở Campuchia mấy cái tượng Quan Âm? Món đồ trên cũng vậy. Vị Tà Tài Thần này không có trong hệ thống tín ngưỡng Việt thì cớ gì cả vài trăm năm trước người ta mua làm gì để hôm nay thiên hạ đào được cả lố nào là Bình Bát tiên, Thiềm thừ (cóc), Văn Thịnh Tháp, Tà Tài Thần....
    Viết trên đây cho cặn kẽ thì thật quá sức của em. Cả về thời gian và hiểu biết của bản thân. Nếu một ngày đẹp trời nào đó có cơ hội em xin hầu các bác. Biết gì em sẽ trình bày. Cái gì không biết em xin cúi đầu học hỏi.
    Kính bác.
     
    Đức pk and Police-TGĐC like this.
Google+