e cóa thử nghiệm nhiệt độ....cái dĩa nó nóng 1 chút là nguội ngây.... không biết nó là đồng gì nữa... mong các bác giúp e
Kính các Bác Theo ngu ý của em Đây là đĩa chạm hình Angkok Watt của K'mer. Đây là loại đĩa lưu niệm cho khách du lịch làm bằng hợp kim đồng (không phải đồng nguyên chất). ps: em không phải chuyen gia đồ đồng như Admin nói đâu ạ. Em thích chơi và nghiên cứu đồ sứ cổ hơn. Nhưng xui rủi đẩy đưa em gặp và sở hữu một số đồ đồng nên biết tí toe thôi Trên đây là ý kiến bừa của em. Có thể em sai vì chưa được thấy tận mắt.
mà anh ơi làm quà lưu niệm sao nó làm kịp được đây a......lúc e mua lại là nó xanh củ èm à..tại ông anh của e ỗng đem đánh bóng lại nó sáng nhìn đẹp lắm...mà tội cái là mất giá trị đồ xưa @@!
Kính Bác Cách làm đồ đồng cho cũ lên ten xanh rất dể. Lấy acid nhẹ ở bình accu xe hoặc nước muối ngâm nó vào. Vài hôm là nó lên ten xanh lè. Nhân tiện đây nói luôn đồ đồng cổ đừng nhìn vào cái vẻ xanh sét bên ngoài hay những chữ Tàu in trên món đồ. Cái quan trong nhất là phải hiểu cách thức chế tạo, chất liệu, họa tiết trên món đồ phải tương ứng với tuổi đời của nó. Ví dụ 1 cách đơn giản nhất cho dể hiểu: đồ đồng Càn Long cách đây từ 200-250 năm. Ở năm này thì Trung Quốc làm gì có công nghệ hàn vậy các món đồ dù cũ thế nào mà có vết ghép hàn thì 100% là đồ dỏm. Cách thức ngày xưa là đúc đồng bằng khuôn đất, các hoa văn được đục tay nên vết chạm khắc thô. Và do chạm tay nên cho dù 1 người thợ cũng không thể làm 2 cái giống hệt nhau. Còn rất nhiều yếu tố khác để đánh giá nữa. Xin nói thêm rằng, chơi đồ cổ là 1 thú vui tao nhã nhưng công phu và tốn kém và cần có duyên nữa. Nhưng trước hết để muốn chơi nó chúng ta cần phân biệt khái niêm Đồ cổ, đồ xưa, đồ cũ. Cái tượng đá vài trăm năm thì cổ nhưng cục đá 1000 năm cũng là cục đá. Cái chén Gia Long Tẩu Quốc năm 1802 là đồ cổ cực quý nhưng cái chén của cụ tổ em ăn cơm để lại có 300 năm cũng là ... Cái chén cũ. Về đồng thì em xin chân thành khuyên các Bác đừng hy vọng có đồng đen gì cả trên thị trường hiện nay (cái này có dịp em sẽ nói rõ) cũng đừng nghĩ đồng đổi màu gì gì đó... Các Bác cứ yên tâm là hiện tại có 2 loại đồng ta thấy nhiều nhất là đồng màu đỏ và đồng màu đen (như cái tượng đồng màu đen tạc Bác Hồ trước UBND TP.HCM) đây là do thành phần hoá học hay nói thẳng ra là tỉ lệ pha các kim loại khác trong đồng. Có thể cách nói của tôi làm 1 số Bác có đồ giao lưu mất lòng nhưng tôi chỉ nói thật như những gì tôi hiểu biết. Nếu các Bác không thích thì xin thứ lỗi.
Kính các Bác Em biết ai có tính thích sưu tầm thì đều mong muốn món hàng mình quý và có giá trị. Nếu gặp món hàng không có cổ không quý thì buồn. Cũng không sao, mỗi bước là một kinh nghiệm. Em phán cái đĩa của Bác chủ là đồ lưu niệm chắc Bác cũng buồn và giận em.hihi... Nhưng nếu giả sử Bác gặp 1 cái tương tự thì chắc chắn Bác sẽ có kinh nghiệm để tránh "dính đòn" (nói thật với Bác là lưng em đầy thẹo vì mấy cái vụ này). Thật ra nếu Bác chủ chỉ cần chú ý 1 tí xíu là biết là hàng lưu niệm ngay: Trên hình chụp cho thấy đĩa có đóng chữ CAMBODIA. Các Bác thừa biết đây là Tiếng Anh. Mà K'mer chưa bao giờ là thuộc địa Anh, cũng chưa bị Mỹ chiếm đóng. Họ từng là thuộc địa Pháp. Ngôn ngữ chính của họ là tiếng Pháp và K'mer. CAMBODIA trong tiếng Pháp là Cambodge. Vậy nếu là đồ cổ thì phải viết bằng chữ Phạn (Sanskrit) hoặc tiếng Pháp không lý gì lại ghi tiếng Anh. Từ điểm này em biết nó chỉ là đồ lưu niệm cho du khách.
Kính Bác Tấm hình trên, trong lòng đĩa vòng ngoài các hoa văn đục hình các phiến đá của cái cầu đá đi vào tháp 5 ngọn Angkor Watt