Nhờ Các Bác Thẩm Định Giùm Giúp Em. Nếu được giá sẽ có hậu tạ xứng đáng ạ. Sẵn cho em mở rộng kiến thức và được giao lưu cùng mấy bác bên Thế Giới Đồ Cổ ạ. Thông tin của em: Điện thoại: 0989636774 Địa chỉ: đồng nai Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89
Nhìn màu và điêu khắc thì thấy tất cả những món này này cùng một lò và cùng một tuổi. Các nét chạm nổi tinh xảo đều đặn (nhất là các phần tiếp giáp và các chi tiết nhỏ). Nhìn qua thì biết đây là loại hàng đúc khuôn kim loại được làm mới sau này. (Nếu muốn biết thật giả thì kiếm 1 cái đèn khò đốt thử 1 góc nào đó là sẽ biết ngay) Ps: tiện đây tôi nói thêm vì thấy có bác ở BQT phán 2 con voi là thời Vua Quang Trung (Tây Sơn) mà tôi cười té ghế với cái nhận xét đó. Hình tượng 2 con voi 1 con đội thỏi vàng 1 con đội cây gậy như ý rõ ràng đây là văn hoá Trung Hoa. Bởi 2 lẽ sau: 1. Nhà Tây Sơn (Thời vua Quang Trung) 1788-1793 đánh nhau liên miên đồng bị tịch thu không đủ làm vũ khí lấy đâu làm mấy món này. Đến khi Vua Gia Long lên ngôi 1802 gom hết binh khí và đồ điển bằng đồng của Tây Sơn chỉ đủ đúc mấy khẩu thần công và mấy cái đỉnh đồng (hiện lưu giữ tại kinh thành Huế) 2. Gậy như ý cũng như hình tượng gậy như ý là hình ảnh dành riêng cho vua. Đến thời vua Khải Định (1916-1925) còn rất khắc khe trong vấn đề này :"Vua Khải Định sách phong hoàng thái tử cho Hoàng tử Vĩnh Thụy, sau này là Vua Bảo Đại, nhà vua dụ rằng: “Lễ chế triều ta quy định hoàng đế cầm ngọc Trấn Khuê, bá quan cầm Hốt ngà để phân biệt vua tôi. Riêng đối với đông cung thái tử cầm vật gì, tra cứu trong các sách Hội điển đều không thấy có quy định … Lại tra cứu lễ chế của các triều Minh – Thanh thì quy định thiên tử cầm Trấn Khuê, chư hầu cầm ngọc Như Ý…” Và nhà vua ban ngọc như ý cho Hoàng thái tử cầm tay cho có sự phân biệt (Sách Khải Định chính yếu). Điều này được lập lại khi Vua Bảo Đại lập Hoàng thái tử Bảo Long sau này". Vào thời Quang Trung mà dám làm cái này phải bị trọng tội tiếm xưng. Bố bảo ông thợ nào ở Việt Nam dám làm.