Thế Giới Đồ Cổ | Diễn Đàn Mua Bán - Đăng Tin - Rao Vặt - Miễn Phí

Đồ gỗ Mộc Gia

SẢN PHẨM THƯƠNG GIA VIP

Nhờ thẩm định kính nhờ phố thẩm định giúp em ché này là thời nào, nguồn gốc

Xem trong 'Làng Thẩm Định' đăng bởi Nguyễn Viết Hùng, 24/9/15, [ Mã Tin: 26153 ] [5,285 lượt xem - 20 bình luận]

Kỳ Lân Luxury - Chuyên vertu chính hãng
  1. Nguyễn Viết Hùng

    Nguyễn Viết Hùng (1 )

    Người Bắt Chuyện (1)

    Tiền bạc dễ kiếm, vật hiếm khó tìm

    Giá: Giá liên hệ
    SĐT : 
    0969976777
    Địa Chỉ : 
    sa thay, kon tum
    • chọn làng nhanhMã tin: 26153

    Kính nhờ các bác thẩm định giúp em xem ché này là thời nào, nguồn gốc. Giá trị. Cảm ơn các bác nhiều


    Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89


     
    refcon, A.T and TieuBachLang like this.
  2. Hữu ánh

    bác nhờ mình mà bác cảm thấy ko tin thì thôi mình xóa bài.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/10/15
    A.T and Nguyễn Viết Hùng like this.
  3. Nguyễn Viết Hùng

    Cảm ơn bác nhiều. Cái này thời nào vậy bác. Giá trị cao không bác
     
    refcon thích bài này.
  4. Nguyễn Viết Hùng

    Vậy mà có người nói với em gốm châu ổ. Hàng trăm năm tuổi rồi
     
    refcon thích bài này.
  5. Nguyễn Viết Hùng

    Các bác BQT giúp em với
     
  6. Nguyễn Viết Hùng

    Bác@Mục dong, @refcon...vào giúp em với
     
  7. Nguyễn Viết Hùng

    Xin lỗi bác @Hữu Ánh. Em không có ý không tin mà muốn tìm hiểu thêm về giá trị vì em theo cái này mấy năm nay và giá mua cũng khá cao. Xin lỗi bác @Hữu Ánh nhiều
     
    refcon thích bài này.
  8. refcon

    vậy lúc bạn mua giá bao nhiêu?
     
  9. Nguyễn Viết Hùng

    Em mua hơn 30 tr bác ạ
     
    refcon thích bài này.
  10. refcon


    vay luc trc mua co hoi ai trc ko? nhỏ người lớn tuổi tư vấn ko hay mua đại
     
    Nguyễn Viết Hùng thích bài này.
  11. Nguyễn Viết Hùng

    Da cũng có người tư vấn, nhưng họ nói gốm châu ổ. Khó tìm. Trước đó cũng có người hỏi mua giá trên nhưng nhiều năm họ không bán. Đến khi gđ họ có việc nên em mới mua được
     
    refcon and Luật Ngô like this.
  12. refcon

    ah nếu người vùng đó xác định rồi vì họ quên đồ vật vùng đó chắc ko sai nhưng nếu mún bik chính xác cần thêm t/g nhé
     
    Nguyễn Viết Hùng thích bài này.
  13. Nguyễn Viết Hùng

    Da. Cảm ơn bác nhiều. Nhưng em sơ mua giá cao bị hô. Mặc dù trước khi mua em tham khảo rất kỹ, nhờ cả bạn thân chuyên về đồ cổ ktra. Tuy nhiên, kiến thức về đồ cổ quá rộng nên em muốn tham khảo thêm
     
    refcon thích bài này.
  14. Luật Ngô

    Bác @Mucdong xem giúm e cái này ntn vậy ạ ? thanks bác
     
    Nguyễn Viết Hùng thích bài này.
  15. Mucdong

    Thôi Bác ạ. Bác chủ đã mua đã trả tiền rồi. Chơi đồ cổ nếu mình thấy ưng ý thì Ok rồi.
    Nếu Bác muốn thì em xin nói qua về chút khác biệt về điêu khắc khmer, Chămpa nghe chơi: điêu khắc Chămpa thường là tượng tròn (tượng khối riêng lẽ) còn điêu khắc khmer thường là sử thi (khắc nổi trên phiến đá theo sự tích gì đó). Cả 2 vương Quốc này đều ảnh hưởng của Hindu giáo. Sau này Phật giáo Tiểu thừa mới du nhập vào Campuchia. Trước đây từ miền trung trở vào có 3 vương Quốc từng tồn tại: Chămpa (miền trung và nam trung bộ) Thuỷ Chân Lạp (Campuchia thì vùng Nam bộ), Phù Nam (văn hoá Óc eo - Tây Nam Bộ).
    Cần nói thêm là 1680 các di thần Nhà Minh xưng là người Trường Phát trốn truy sát của Mãn Thanh chạy qua định cư tại Biên Hoà và Mỹ Tho đứng đầu là Huỳnh Tấn, Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch. Còn ở Hà Tiên có nhóm người hoa của Mạc Cửu (không thuộc nhóm Trường Phát trên. 1698 nhóm người hoa ở Biên Hoà và Mỹ Tho đánh nhau, nhân cơ hội này Chúa Nguyễn ra tay dẹp loạn và sáp nhập Nam bộ vào nước ta. Năm 1698 Nam bộ chính thức được sáp nhập vào nước ta.
    Theo tiến trình lịch sử từ 1698 thì Nam Bộ thuộc Việt Nam các cộng đồng dân tộc khác như Khmer và Chămpa chỉ là một bộ phận. Do đó chúng ta thấy Từ trung vào nam có 4 nền văn hoá chính là khmer, Chămpa, trung Quốc và Việt trong đó Việt là chi phối và cũng chịu ảnh hưởng ngược lại của các nền văn hoá trên.
    Trở lại cái bình của Bác chủ rõ ràng nó không thể có tuổi trên 300 năm (vì lúc đó các trung tâm gốm Nam bộ chưa có loại men xanh này) để có thể ảnh hưởng văn hoá Hindu Ấn độ giáo của Khmer hay Chămpa. Còn nếu nhỏ hơn 300 năm thì nó phải là "made in Việt Nam" (em đùa tí).

    Em xin lỗi Bác @huuanh khi Bác cho rằng nó là chum đựng rượu của người Tây Nguyên (các dân tộc thiểu số) thì em tin rằng Bác sai. Bác sai ngay từ câu nhận xét của Bác "chum đựng rượu của người tây nguyên" nhưng lại là "gốm nam bộ". Vậy em hỏi Bác đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn đặt làm tại Trung Quốc chẳng lẽ là sứ Việt (dù là người Việt xài thì cũng là sứ Tàu)?
    Theo em thấy về hoa văn có các hồi văn hình lá bồ đề, hai rồng 3 móng hai bên hoa văn ánh mây phía trên có hình mặt trời trong đuôi công, trên cổ bình có hình đầu rồng với dạng cong tròn đang phun nước. Rõ ràng hoa văn điêu khắc hoàn toàn ảnh hưởng nho giáo mà người Chămpa hay Khmer lại ảnh hưởng Hindu giáo. Vậy có thể loại trừ nó là sản phẩm của người Khmer hay Chămpa hay các dân tộc tây nguyên gì gì đó...
    Thứ đến nó là cái bình đựng cái gì? Đựng Rượu hay Đựng Nước? dĩ nhiên các Bác cười khì và nói: đựng cái quái gì chả được rượu, nước, hay nước .....mắm.hihi... Em quan sát đầu rồng trên cổ bình thì thấy phun nước mà nếu là bình rượu thì ai lại làm thế? Phải chăng đây là loại bình dùng để đựng nước trong các ngày lễ "tịch điền"? Tại sao là vẽ rồng 3 móng mà không phải 4,5 móng? Với rồng 3 móng thì đây không phải là loại bình dùng trong các dịp lễ quan trong như Tịch Điền. Cao nhất nó chỉ được dùng trong các dịp lễ hội làng xã hoặc giới địa chủ.

    Còn về niên đại thì nếu Bác chủ đã mua và để sưu tầm ở nhà thì Bác cứ tin như những gì Bác đã nghe đã thấy cũng không sao.
    Còn Bác muốn biết Bác có mua hớ không thì Bác cứ rao lên xem người ta trả Bác bao nhiêu là Bác biết ngay chứ gì.hihihi
    Em lắm mồm quá. Lạy các Bác các cụ bỏ quá cho em.
     
  16. Luật Ngô

    Kiến thức của bác quá rộng e xin bái phục bác . (y)
     
    refcon thích bài này.
  17. Nguyễn Viết Hùng

    Cảm ơn bác @Mục dong nhiều. Kiến thức Bác em thật bái phục. Em nói thêm rằng: cái này chính thức của người Jrai ở kon tum, họ dùng trong các lễ hội lớn của làng (lễ hội lớn nhất). Người tây nguyên hay kon tum có làm gốm rất sớm nhưng chỉ làm những món đơn giản (di chỉ Lung Leng, sa bình, kon tum), do vậy đây không phải do người tại chỗ sx mà mua từ nơi khác. Ở ktum do yếu tố địa lý, đường sá đi lại khó khăn nên ngày xưa người ta giao lưu chủ yếu 03 đường: từ đồng bằng lên, nam bộ ra và từ lào và campuchia sang. Qua bài viết của Bác @Mục dong em hiểu thêm nhiều điều. Đây không phải gốm nam bộ hay chăm pa, khơ me. Cảm ơn bác @Mụcdong về những kiến thức uyên thâm của bác. Có bác TGDC nhất định ngày càng phát triển.
     
    Luật Ngô and refcon like this.
  18. Nguyễn Viết Hùng

    Ah. Quên 01 điều là ché này em chưa thấy có chiếc thứ hai
     
    Luật Ngô thích bài này.
  19. Nguyễn Viết Hùng

    Cảm ơn bác @luat.ngo nhiều vì đã lên tiếng nhờ bác@Muc dong giúp em
     
    Luật Ngô thích bài này.
  20. Nhật Quang

    Gốm Châu ổ, Quảng Ngãi rồi, là đồ made in vietnam đấy bạn. Khoảng thế kỷ 18 trở lại đây. Cùng loại này có nhiều lắm bạn, mình hiện cũng sở hữu 1 chiếc hoa văn, kích cỡ như của bạn nhưng khác màu thôi. Dòng này cần thêm thông tin gì thì liên hệ mình 0982173314
    Thôi đã chơi rồi không suy nghĩ đắt rẻ bạn à, miễn là mình thích, ai nói gì kệ!
    Chúc vui!
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/3/16
Google+