Thế Giới Đồ Cổ | Diễn Đàn Mua Bán - Đăng Tin - Rao Vặt - Miễn Phí

Đồ gỗ Mộc Gia

SẢN PHẨM THƯƠNG GIA VIP

Thảo luận Sưu tầm đồ cổ: Tù mù khoác áo phong lưu - Ban thẩm định Đồ Cổ TGĐC

Xem trong 'Làng Kiến Thức' đăng bởi Luật Ngô, 19/10/15, [ Mã Tin: 27381 ] [7,916 lượt xem - 10 bình luận]

Kỳ Lân Luxury - Chuyên vertu chính hãng
  1. Luật Ngô

    Luật Ngô (20 )

    Thành Viên Tích Cực (6)

    Chất lượng tạo thương hiệu - Uy tín giữ thành công - Một lần bất tín, vạn lần bất tin

    Giá: Giá liên hệ
    SĐT : 
    0932355523
    Zalo : 
    0968546879
    Địa Chỉ : 
    Tân Hòa Đông, P.Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.HCM
    • chọn làng nhanhMã tin: 27381

    Thế Giới Đồ Cổ được thành lập trên tin thần tạo một sân chơi an toàn dành cho tất cả mọi người, mọi người cùng giúp nhau phân biệt đồ thật đồ giả, . Thế Giới Đồ Cổ xin kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau chung tay vì thú vui Cổ Ngoạn . Hãy chung tay cùng Thế Giới Đồ Cổ thành lập Ban thẩm định chuyên nghiệp dành cho mọi người . Mỗi người mỗi kiến thức, mỗi sở trường hay đem ra cùng giúp nhau xây dựng và đẩy lùi nạn hàng giả hàng nhái làm ảnh hưởng đến thú vui Cổ Ngoạn .

    Sưu tầm cổ ngoạn là môn chơi khoác áo phong lưu, có từ xa xưa nhưng cho đến nay vẫn cứ là môn chơi tù mù, úp mở khiến cho chuyện hậu trường của chiếc bình sứt quai, cái chén mẻ bán gom được cả rổ ngoại tệ... bao giờ cũng là chủ đề hấp dẫn của những buổi nhàn đàm.

    Ngót gần hai tỷ đồng cho cái chum đời Nguyên vẽ hoa dây, chim phượng trổ men huyết đỉa, cao nhỉnh hơn 30 phân, vỡ gần làm đôi, miệng chum mất thịt gần nửa, nếu để vệ đường chắc chẳng ma nào ngó. Vậy mà khi nghe mùi món đồ ấy vừa được dân hút cát sạn vớt lên ở lòng sông, đưa về thị trường Hà Nội, thương lái đồ cổ từ Trung Quốc, Sing, Mã... kìn kìn kéo sang, đấu nhau xòe tiền bưng ngay về nước trước khi dân sưu tầm xứ Việt kịp động thủ. Đấy chỉ là một vài thương vụ quen thuộc của thị trường cổ ngoạn Việt Nam - một trạm trung chuyển đúng nghĩa những món đồ mang giá trị quốc tế như đồ Yuan (Nguyên), đến các dòng đồ sứ xanh trắng Minh - Thanh. Còn với giới chơi trong nước vốn chuộng dòng đồ thuần Việt, độ hấp dẫn của giá trị tiền bạc lẫn văn hóa từ sưu tầm đồ cổ luôn khiêu khích người dư của ăn của để nhập cuộc.


    Mấy ai đủ kiến thức để biết đâu thượng vàng, đâu hạ cám?

    Cuộc chơi của “ba thiện bảy tà”
    Thời thị trường, hễ gì có giá là có đồ giả - ngàn vàng còn giả được huống chi đồ cổ! Điều khiến dân sưu tầm đồ cổ sợ nhất, chính là ngậm phải đồ giả, kẻ sĩ diện sẽ ngậm tăm, hoặc len lén bán cái ngu của mình cho người… ngu khác chứ hiếm khi dám nhận mình mua đồ giả. Nhà sưu tập Ung Thanh Dũng, TP.HCM tiêu biểu với bộ sưu tập súng thần công, kể lại khi mới vào nghề, anh mê đến nỗi căn nhà trên đường Nguyễn Kiệm chất đầy ba tầng lầu đều là đồ cổ với giá mua vào tính tiền tỷ. Chừng khi giao lưu rộng rãi mời bạn bè sưu tầm đến chơi, anh em chân thành góp ý đó đều là đồ giả, anh điếng người, may dừng kịp thời chứ lấn sâu nữa là sạt nghiệp! Sự tàn khốc của nghề chơi lắm công phu này là vậy.



    Bình sứ đời nhà Nguyên - món hàng được giới đồ cổ săn tìm gắt gao.

    Ở thị trường đồ cổ Việt Nam, những dòng đồ có giá trong nước như đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (đồ lam Huế), đồ ta (các dòng gốm Lý, Trần, Lê, Mạc), và một số đồ mang giá trị quốc tế cao như đồ Tống, Nguyên, Minh, Thanh có nguồn gốc Trung Quốc, lưu lạc sang Việt Nam qua con đường giao thương xưa. Mấy thứ kể trên, đồ giả ngoài thị trường không thiếu, chỉ thiếu các con mồi mới ra nghề, lắm tiền và thích thể hiện độ “sang chảnh”, tỏ vẻ hiểu biết về văn hóa (nhờ đọc sách vở, tra cứu internet về đồ cổ trước khi tự tin bước ra chợ tìm đồ), khi đi mua nhìn phải món đồ giả cổ, với kiến thức từ sách vở thấy kích thước, màu men, nét vẽ, đạt chuẩn đến một chín một mười, bèn nhanh nhanh ngã giá. Thấy rẻ nhiều so với các sách vở viết về đấu giá ở tận Hongkong, New York… vậy là xuống tiền, đem về để trịnh trọng trong nhà, ấp ủ ước mơ khi bán ra sẽ đạt giá triệu đô như sách viết!



    Chiếc bình vôi đời nhà Lê (thế kỷ XV) trong một cửa hàng đồ cổ Lê Công Kiều, quận 1, TP.HCM

    Những chiêu phép luộc đồ mới thành đồ cũ được giới buôn Bắc - Trung - Nam có máu lưu manh ứng dụng như cơm bữa. Kiểu thịnh hành là món đồ sứ mới tinh đem trét axít để lớp men xuống màu, chôn vào đất để tạo nét thời gian… sau đó moi lên đem cài cắm tận các nhà ở miệt quê xứ Huế, hoặc đâu đó dưới miền Tây, cho người tung hê câu chuyện con cháu ông quan này, ông quan nọ đang sở hữu món đồ giá trị, muốn bán trong bí mật, và nể nang chốn thân tình, tay buôn dẫn nhà sưu tập đến tận nơi để ra giá tự mua bán. Kết quả, tay sưu tầm non nghề tưởng bở, ngậm món đồ giả là cái chắc.
    Mơ về một sân chơi minh bạch

    Thị trường cổ vật Việt với các giao dịch hầu hết đều mang tính tù mù kiểu chợ đen là chính, người mua kẻ bán tự thỏa thuận, tự thẩm định và ngã giá. Rất nhiều người có điều kiện muốn tham gia sân chơi này, nhưng ngại dính phải đồ giả. Việc ra đời một tổ chức hoặc sân chơi uy tín, có khả năng giám định, bảo hành đồ cổ để người mua an tâm, chế ngự chuyện mua gian bán lận, là ước mơ từ lâu của dân sưu tầm, kiểu như lập ra một thị trường hoặc trung tâm đấu giá mà các nước phát triển đã thực hiện. Thế nhưng, rào cản về quản lý văn hóa, thuế quan… khiến cho đồ giá trị cứ lần lượt tìm đến thị trường thực của nó, được gọi nôm na bằng cụm từ đau xót là “chảy máu cổ vật”. Nhưng chuyện tréo ngoe là nếu để món trân ngoạn ấy trong nước, việc trao đổi, mua bán chỉ dừng ở mức giá chợ trời, gặp khách nước ngoài mua cao giá thì phải lén lút trong mua bán, vận chuyển, để khi món đồ ấy vào các phiên đấu giá ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong, hay sang thị trường Âu châu, lúc ấy mới chính là giá trị thực của cổ vật.



    Tượng Phật theo phong cách gốm Biên Hòa xưa, được phục chế và bán ở lề đường Lê Công Kiều

    Thực tế có rất nhiều cuộc đấu giá diễn ra hàng năm tại các thành phố có lượng người sưu tầm cổ vật đông đảo như TP.HCM, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh… nhưng những đấu giá ấy là anh em trong giới sưu tầm gọi với nhau, còn ngôn từ nghiêm chỉnh để đối phó các cơ quan chức năng, đành phải gọi là “giao lưu cổ vật”, bởi nếu khua lên thành “đấu giá”, phải lập ra hội đồng định giá, phải có giám định, rồi đến khoản đánh thuế - vốn chẳng người sưu tầm nào ưa bị vương phải… Còn người mua, cũng chẳng ai dại mua món quá đắt tiền trong phiên đấu giá, bởi dễ bị xoi mói về thu nhập, về đời tư. Vậy nên giới chơi cổ ngoạn ở Việt Nam, để tránh các phiền phức ấy thì tốt nhất lặng lẽ chơi cho lành.

    Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89





    Bình gốm hoa nâu đời Lý - Trần

    Nhắc đến chuyện lập hội đồng giám định cổ vật, nghe thật dễ, bởi tiến sĩ chuyên ngành khảo cổ ở Việt Nam đầy dẫy, nhưng điều tai ngược là giới giám định cổ vật “chuẩn” lại không nằm ở người có bằng cấp chuyên môn, mà chính là dân buôn thị trường. Lý do dân buôn là người tiếp cận đồ cổ thật giả mỗi ngày, mỗi giờ, tự tìm nguồn mua, tự tìm đầu ra, và con mắt nhà nghề ngày càng thêm kinh nghiệm dù không mảnh bằng lận lưng.

    Ai sở hữu cổ vật?

    Rất nhiều nhà sưu tập tư nhân hiện nay sở hữu các món cổ vật giá trị mà hệ thống bảo tàng không có được. Khi có chủ trương xã hội hóa bảo tàng, với các gợi mở việc hình thành bảo tàng tư nhân, nhiều nhà sưu tập thuộc địa bàn Hà Nội, TP.HCM có điều kiện rất háo hức tham gia bởi họ muốn chia sẻ vẻ đẹp hiện vật mình sở hữu đến các nhà nghiên cứu, sưu tầm, những người yêu cổ ngoạn, và cũng thể hiện niềm tự hào khi sở hữu món đồ giá trị. Nhưng cuối cùng, những bảo tàng tư nhân về cổ vật không thể hình thành bởi có luật mà trái luật.



    Giá trị văn hóa và tiền bạc của những món đồ này là lý do những người dư của ăn của để sẵn sàng nhập cuộc

    Mục 2, điều 42 của Luật Di sản về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có đoạn: “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin”. Nhưng đồ cổ xuất hiện ở Việt Nam đến từ các nguồn được giới sưu tầm gọi bằng ngôn ngữ bình dân là “đồ vớt” (từ các con tàu đắm - dòng đồ này rất đa dạng vì Việt Nam nằm bên con đường gốm sứ trên biển từ Trung Hoa đi ra thế giới, ít nhất đã có 6 con tàu được khai quật và công bố chính thức trên các phương tiện truyền thông, trong đó nổi bật là tàu đắm Cù Lao Chàm chở đồ gốm men lam Chu Đậu niên đại hơn 500 năm); “đồ đào” (tức đào dưới lòng đất lên), “đồ bờ” (đồ sử dụng trong gia đình, lưu truyền qua các thế hệ). Điều 6 chương I lại ghi rõ: “Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân”.

    Chiếu theo luật, tất cả các bộ sưu tập tư nhân ở Việt Nam nếu có những hiện vật như ngọc đá thuộc văn hóa Phùng Nguyên (cách nay trên 4.000 năm), đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn (trên 2.000 năm), đồ gốm - đồ đồng Việt mang phong cách Hán (thế kỷ 1 - 3), đồ gốm của các triều đại sau 1.000 năm Bắc thuộc gồm Lý, Trần, Lê, Mạc... đều thuộc sở hữu... toàn dân. Bởi rằng những hiện vật này (chiếm hơn 80% đồ cổ ở Việt Nam), đều lấy lên từ lòng đất và vùng nội thuỷ, người viết đảm bảo chẳng có món nào lọt được vào danh sách “đồ bờ” để người chơi có quyền sở hữu hợp pháp. Nếu ai đó nhanh nhảu đi đăng ký cổ vật với cơ quan có thẩm quyền về văn hóa - thông tin, đến phần ghi lai lịch, xuất xứ... ghi rằng đồ đào, đồ vớt có khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”.

    Thế nên, thị trường cổ vật Việt mãi không lập được trung tâm đấu giá hay trung tâm giám định uy tín, mãi không mở nổi một bảo tàng cổ vật tư nhân ra hồn!

    Thế Giới Đồ Cổ được thành lập trên tin thần tạo một sân chơi an toàn dành cho tất cả mọi người, mọi người cùng giúp nhau phân biệt đồ thật đồ giả, . Thế Giới Đồ Cổ xin kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau chung tay vì thú vui Cổ Ngoạn . Hãy chung tay cùng Thế Giới Đồ Cổ thành lập Ban thẩm định chuyên nghiệp dành cho mọi người . Mỗi người mỗi kiến thức, mỗi sở trường hay đem ra cùng giúp nhau xây dựng và đẩy lùi nạn hàng giả hàng nhái làm ảnh hưởng đến thú vui Cổ Ngoạn .

    Thế Giới Đồ Cổ Mong muốn những bác đã có kinh nghiệm vào chung tay xây dựng 1 ban thẩm định đồ cổ uy tín cho toàn dân .
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/9/16
  2. Luật Ngô

    Bác nào có Nhã ý muốn tham gia để chung tay góp sức cùng Thế Giới Đồ Cổ xin vui lòng liên hệ với e ạ , 093.23.555.23 . Thanks All .
     
  3. Huy1984

    Ôi có mình có tên trong danh sách đen...:v
     
    THANGTRUONG and Luật Ngô like this.
  4. Luật Ngô

    Bác chuyên về tem - Tiền mà , :D
     
    Huy1984 thích bài này.
  5. Huy1984

    Bác sài đồ chơi giả hả...@@
     
    Hữu ánh thích bài này.
  6. Hữu ánh

    #cts67 Suỵt....nói nhỏ thôi ngượng chết đc #5cbs
     
  7. KatrinaHN

    Dù công việc cũng bận nhưng e sẽ cố gắng đóng góp, cái gì biết thưa thớt, ko biết e lót dép hóng . Mong được giao lưu học hỏi thêm từ các bác. Cảm ơn TGĐC !
     
    Luật Ngô thích bài này.
  8. Tuấn Nguyễn

    Một bài viết phân tích sâu sắc từng khía cạnh,từng góc khuất.Nói lên hiện thực "nỗi khổ tìm về lịch sử"...
    Cảm ơn tác giả! Bài viết rất hay...
     
    Huy1984 and Luật Ngô like this.
  9. Luật Ngô

  10. hoaiphong

    Luật Ngô thích bài này.
  11. canh_qn

    Bữa nay ra dường dừng thấy dồ sứ cổ y như mới mà ham . dừng nghe bọn con buôn tâng bốc lên trời và thề bán mabg5 của nó về món dồ thì dừng tin .

    Hình em sưu tập dược dồ sứ giả dây muốn mấy có mấy ra Hà Nội có ngay .

     
Google+