Thế Giới Đồ Cổ | Diễn Đàn Mua Bán - Đăng Tin - Rao Vặt - Miễn Phí

Đồ gỗ Mộc Gia

SẢN PHẨM THƯƠNG GIA VIP

Nhờ các bác xem hộ đây là nanh gì

Xem trong 'Làng Chợ Trời' đăng bởi Hoàng Phi, 8/1/16, [ Mã Tin: 34230 ]

Kỳ Lân Luxury - Chuyên vertu chính hãng
  1. Hoàng Phi
    Giá: Giá liên hệ
    SĐT : 
    0903322545
    Địa Chỉ : 
    Tp. Hồ Chí Minh
    • chọn làng nhanhMã tin: 34230

    đã xóa

    Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89


     
  2. Luật Ngô

    Trường_Thi thích bài này.
  3. KatrinaHN

    Phần đầu Nanh heo rừng hàm dưới, bị gãy bác ạ
    Con này cũng to đây
     
  4. Saber tooth Cat

    Theo mình đây là nanh cá cúi, nanh cá cúi nhìn rất giống nanh heo rừng

    Đây là ảnh một số nanh cá cúi sưu tầm trên mạng
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Cá cúi, hay đu-gông, bò biển, cá nàng tiên (tên khoa học là Dugong dugon) là một động vật ở vùng cận duyên biển nhiệt đới. Tuy tiếng Việt gọi chúng là "cá" nhưng cá cúi thuộc loại động vật có vú. Tương truyền thì các thủy thủ phương Tây khi thấy loại cá cúi dưới nước tưởng chúng là người nên mới sinh ra truyền thuyết "người cá" hay "ngư nhân" thuở xưa. Bò biển là do dịch chữ Hán "海牛" (hải ngưu).



    Mục lục
    [ẩn]


    Nhầm lẫn về tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]
    Nhiều sách báo cho đến nay và các từ điển trước đây vẫn còn dùng tên gọi cá nược để chỉ loài cá cúi này. Tuy nhiên những tài liệu chuyên ngành định danh 2 loài khác nhau. Cá nược (Orcaella brevirostris) thuộc họ Cá heo [biển] Delphinidae.

    Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]
    Cá cúi có thân hình con thoi. Ðuôi dạng vây nằm ngang thay vì dọc đứng của loài cá. Chi trước có hình mái chèo, dùng để chuyển hướng khi bơi và cũng dùng để "bồng" con cho giống như người. Vì vậy thời xưa có khi gọi là người cá.

    Da chúng dày, sắc xám, lông thưa, có lớp mỡ dày bao bọc toàn thân. Phần đầu cá tương đối lớn so với tỷ lệ thân mình. Thị lựccủa cá cúi rất kém, nhưng khứu giác rất nhạy bén. Môi chúng rất dày, lởm chởm râu cứng. Chúng dùng môi ngoạm lấy rong biểnở dưới đáy để ăn. Con đực đôi khi mọc răng dài tương tự như ngà. Chúng có hàm răng rộng và bằng phẳng, thích hợp cho việc ăn hải tảo và thuỷ tảo. Vì thức ăn thực vật thường kém chất bổ, loài cá cúi có hệ thống tiêu hóa rất dài (45 m) để tận hấp thụ các chất dinh dưỡng. Dạ dày của chúng giống dạ dày của loài trên cạn, từ đó chứng tỏ xuất xứ xa xưa của hải ngưu là động vật ăn cỏ trên cạn, sau đó vì lí do nào đó mà di chuyển xuống biển sinh sống[cần dẫn nguồn].

    Trọng lượng: trung bình 250-300 kg, có khi nặng đến 1.600 kg.

    Chiều dài thân: con đực 2,5 - 3,15 m (có con dài đến 5,83), con cái nhỏ hơn con đực, thường 2,40 - 3,00 m.

    Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]
    Cá cúi cái thụ thai ở khoảng tuổi 10-17. Thời kỳ thai nghén là 13-15 tháng, tiếp theo là 14-18 tháng bú mớm. Vì thời gian nuôi con khá lâu, tốc độ sinh sản của cá cúi khá thấp. Trung bình thì 2,5 đến 7 năm cá cúi mới đẻ một lứa.

    Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]
    Loài này phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển cận duyên nhiệt đớibán nhiệt đới từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, bao trùm 37 quốc gia. Vĩ tuyến 26 bắc và nam thường được coi là giới hạn của cá cúi. Eo biển TorresÚc châu là địa bàn tập trung của hơn 10.000 con cá cúi sinh sống.[2]

    Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
    Tại Việt Nam cá cúi được tìm thấy ở vùng biển Côn Đảo (khoảng 30 con) và Phú Quốc. Từ cuối thập niên 1990 vì môi trường bị ô nhiễm nhóm cá cúi ở Côn Đảo bị đe dọa và số cá cúi đã giảm.[3] Sang đầu thập niên 2000 vùng Côn Đảo còn khoảng 10 con và Phú Quốc còn dưới 100 con.[4] Mãi đến năm 2002 nhà chức trách tỉnh Kiên Giang mới thi hành lệnh cấm săn bắt cá cúi.[5]

    Cá cúi bị đe dọa bởi nạn săn bắn vì thịt cá cúi có tiếng là ngon.[4] Vì chúng bơi rất chậm, cá cúi dễ bị sa lưới. Ngoài ra cặp nanh của cá cúi với cấu trúc giống ngà voi nên cũng gây ra thị trường buôn nanh khiến chúng bị săn bắt.[6]

    Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
    • [​IMG]


    • [​IMG]


    • [​IMG]


    • [​IMG]
    Nguồn: Wikipedia
     
  5. KatrinaHN

    cái này mòn khác quá, có cái men là e thấy giống nhưng mà cá cúi đâu có ngắn vậy ?
     
  6. Saber tooth Cat

    Nanh cá cúi có cái dài cái ngắn, giống nanh lợn rừng dài ngắn mà.
    Theo quan điểm của mình, mình bảo lưu ý kiến đây là nanh cá cúi (bò biển) :). (Ý kiến mình để tham khảo thôi nhé)
     
    KatrinaHN thích bài này.
  7. KatrinaHN

    ok, đúng rồi bác ạ, e sai :)
     
  8. Saber tooth Cat

    Cùng nhau chia xẻ quan điểm thôi, quan trọng j ai đúng ai sai đâu KatrinaHN
     
    MrHuuMan and KatrinaHN like this.
  9. KatrinaHN

    Hi. E khẳng định vậy để ace đỡ phân vân vì 2 luồng ý kiến thôi ạ
     
    MrHuuMan and Saber tooth Cat like this.
  10. Hoàng Phi

    Cảm ơn các bác đã cho ý kiến, từ trước tới giờ cứ nghĩ là nanh heo rừng lên mạng cứ "gõ" nanh heo mà kết quả chẵng giống cái của mình... Nay đã đc các bác khai sáng.
    Thêm vài cái hình nữa để tham khảo.
    À, luôn tiện các bác cho biết thêm về giá trị " tâm linh" của chiếc nanh này thế nào ạ.
     
    KatrinaHN thích bài này.
  11. KatrinaHN

    Vâng, hiện tại nàng tiên cá là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, cấm săn bắt , về đôi nanh của cá cúi thì theo e có thể so sánh tương tự như voi châu Á và châu Phi, cá cúi sống ở Biển nhiệt đới, kỳ lân biển và voi biển ở vùng Bắc cực, đặc điểm nổi bật nhất là đôi nanh( kỳ lan biển là cái sừng trước trán), những loài này đều đang bị đe dọa tuyệt chủng nên được bảo vệ. Khi thứ gì quý hiếm bao giờ cũng được gắn vào 1 tính năng không phải tâm linh, phong thủy thì có giá trị làm dược liệu, vấn đề tâm linh thì mỗi vùng miền một khác, đa phần là trấn Trạch , xua đuổi tà ma, mang bình an cho người sở hữu, riêng người dân Phú Quốc e nghe nói là để làm bùa hộ mạng khi đi biển (?). Lan man mãi cuối cùng vẫn là tâm linh chứ chưa nghe nói nanh cá cúi để chữa bệnh.
    Bác nào có kiến thức sâu hơn có thể chia sẻ, có gì ko đúng mong được chỉ bảo
    Cảm ơn bác chủ topic đã cho xem
     
    Saber tooth Cat thích bài này.
  12. MrHuuMan

    Hehe gặp lại anh em rùi kkk
     

    Các file đính kèm:

  13. KatrinaHN

    Chào mừng anh Mẫn kkk
     
    phiho and Luật Ngô like this.
Google+