Thế Giới Đồ Cổ | Diễn Đàn Mua Bán - Đăng Tin - Rao Vặt - Miễn Phí

Đồ gỗ Mộc Gia

SẢN PHẨM THƯƠNG GIA VIP

Thảo luận Nở rộ nghề buôn đồ cổ - giả cổ và cổ giả tràn lan

Xem trong 'Làng Kiến Thức' đăng bởi Luật Ngô, 16/1/16, [ Mã Tin: 35066 ] [3,947 lượt xem - 2 bình luận]

Kỳ Lân Luxury - Chuyên vertu chính hãng
  1. Luật Ngô

    Luật Ngô (20 )

    Thành Viên Tích Cực (6)

    Chất lượng tạo thương hiệu - Uy tín giữ thành công - Một lần bất tín, vạn lần bất tin

    Giá: Giá liên hệ
    SĐT : 
    0932355523
    Zalo : 
    0968546879
    Địa Chỉ : 
    Tân Hòa Đông, P.Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.HCM
    • chọn làng nhanhMã tin: 35066

    Những món đồ cổ có niên đại từ vài chục đến trăm năm, như: Đồng, thau, chum, chóe hoặc máy hát dĩa, bật lửa… vẫn còn nguyên giá trị. Gần đây, nắm bắt được thị hiếu của thị trường, nhiều người ráo riết “săn” đồ cổ và cũng có trường hợp sản xuất đồ giả cổ và cổ giả để cung cấp cho những ai mê sưu tập.



    Đủ loại giá

    Khu vực cầu Tôn Đức Thắng và cầu Duy Tân có ít nhất 2 đến 3 chỗ bày biện những món đồ cổ. Nhiều người ghé lại xem, có người chọn lựa cho mình một chiếc hộp quẹt zippo, máy hát dĩa, bộ lư đồng, long, lân, quy, phụng…

    Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89



    Nếu không phải dân trong nghề, người mua khó nhận biết đâu là đồ cổ, đâu là giả cổ. Dân trong nghề bật mí rằng, không phải chỉ thấy bên ngoài một món đồ đồng, thau bị hoen rỉ là cổ xưa, có giá trị. Bởi lẽ, hiện nay cũng có nhiều cơ sở “chơi ma” làm trẻ hóa đồ cổ. Tức họ dựa theo nguyên mẫu những món đồ xưa, rồi chế tác lại sau đó đem phơi sương, ngâm axit hoặc để lâu ngày cho món đồ bị ôxi hóa thì người mua khó nhận biết được đồ mới hay cũ.
    [​IMG]

    Lựa chọn đồ cổ.

    Ông Bảy Cọp ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) “chuyên gia” buôn đồ cổ nói: “Hiện nay, muốn mua những món đồ ưng bụng phải tìm đến những ngôi nhà ngói xưa thì may ra mới còn, chứ mua đồ trôi nổi thì toàn hàng chế tác theo nguyên mẫu…”.

    Hôm gặp vợ chồng bảy Cọp bày biện hàng trăm món hàng đồng, thau, sành sứ, mâm vàng, mâm bạc… gần dốc cầu Tôn Đức Thắng, nhiều khách đi đường đến chọn lựa cho mình một món đồ ưa thích. Thoạt nhìn những món đồ, chẳng biết thứ nào có giá trị, bởi toàn hàng cũ. Bảy Cọp bật mí: “Thấy bày bán nhiều vậy chứ, gian hàng của tôi chỉ khoảng vài chục món được xem là cổ xưa. Ví dụ như: Chiếc bàn ủi than bằng đồng, thau này mặc dù thấy cũ nhưng có tuổi đời khoảng 60-70 năm vẫn còn xài được, có giá khoảng 300.000 đồng/chiếc. Còn chiếc lư đồng mắt cua này có tuổi hơn trăm năm, bán với giá 2,2 triệu đồng…”. Mặc dù, dân trong nghề nhưng đôi khi đi gom hàng bảy Cọp vẫn bị “hố” bởi những món đồ cổ giả không có giá trị. “Phải xem đi xem lại nhiều lần mới biết rõ, vậy mà nhiều lúc xem chưa tới bị lỗ hoài. Có khi đến những nhà ngói xưa mua đồ vẫn bị lầm” - bảy Cọp nói.

    Giả cổ và cổ giả tràn lan

    Quan sát các điểm bày bán đồ xưa, nhiều chỗ hét giá trên trời nhưng vẫn có người mua. Bởi, một khi những đại gia đã chọn món đồ mình thích thì không ngần ngại trả vài triệu đồng. Anh tư Chiến ở huyện Tri Tôn nói: “Nhà tôi có một chiếc máy hát dĩa thời Pháp còn để nguyên ở nhà. Hổm rày, đi nhiều nơi tìm mà không gặp để mua thêm chiếc nữa, thật may nhìn thấy tại những điểm bày bán đồ cổ ven đường, tôi mạnh dạn mua 1,5 triệu đồng. Thú chơi đồ cổ có những điều mình không giải thích được, hễ đam mê một món đồ nào đó dù là giá cao bao nhiêu cũng phải mua”.

    Theo giới trong nghề buôn đồ cổ, trên thị trường có 2 loại đồ cổ là giả cổ và cổ giả. Những món đồ này được chế tác lại đến mức khó nhận ra đâu là đồ cổ có niên đại vài trăm năm, đâu là đồ mới sản xuất.

    Anh hai Thiện được mệnh danh là người “sành” chơi đồ cổ mách nước: “Mẫu mã những món đồ giả cổ và cổ giả đang bày biện rất nhiều trên thị trường, khó mà phân biệt được thật giả. Bởi, những năm gần đây, có nhiều cơ sở chuyên sản xuất lại những món đồ xưa rồi sử dụng những “xảo thuật” để lừa người sử dụng”.

    Thấy nhiều khách bu lại chọn mua đồ cổ, hai Thiện cười khà: “Đố mấy chú đón được chiếc bình hoa có hình con hạt này tồn tại bao nhiêu năm? Nhiều người phỏng đoán trên trăm năm, nhưng khi nghe tôi giải thích chỉ khoảng 10 năm thì ai cũng tròn mắt giật mình. Làm ăn bây giờ chữ tín rất quan trọng, do đó phải nói thiệt để người ta đến với mình lâu dài. Thấy bên ngoài những chiếc bình có nhiều vết nứt, sứt mẻ nhưng thực ra họ đã sử dụng “xảo thuật” trong quá trình chế tác”.

    Hàng trăm món đồ sành, sứ chất đống bị rạn nứt và có màu thời gian những tưởng hàng “độc” hóa ra toàn đồ cổ giả. Thấy nhiều người bu lại lựa, chọn những chiếc bình, lọ, chum, năm Hào - người chuyên về “bắt mạch” đồ cổ - cười sặc sụa: “Mấy cha ơi, tôi nói thiệt nhe, đồ đó toàn mới ra lò. Ban đầu, cũng tưởng đồ cổ, nhưng khi mua về, mấy ông bạn phát hiện ra tức anh ách. Mua hàng cổ trôi nổi phải thận trọng, coi chừng tiền mất tật mang…”.

    Hiện nay, có nhiều cơ sở “chơi ma” làm trẻ hóa đồ cổ. Tức họ dựa theo nguyên mẫu những món đồ xưa, rồi chế tác lại sau đó đem phơi sương, ngâm axit hoặc để lâu ngày cho món đồ bị ôxy hóa thì người mua khó có thể nhận biết được đâu là món đồ nào mới, cũ.
     
    KatrinaHN and nobita911 like this.
  2. Luật Ngô

  3. nquang28

    E thì chỉ có đồ thật mà chả ai quan tâm cho lắm
     
    Luật Ngô thích bài này.
Google+