Thế Giới Đồ Cổ | Diễn Đàn Mua Bán - Đăng Tin - Rao Vặt - Miễn Phí

Đồ gỗ Mộc Gia

SẢN PHẨM THƯƠNG GIA VIP

Nhờ thẩm định Mọi Người Xem Giúp Em Cái Tượng Này.

Xem trong 'Làng Thẩm Định' đăng bởi phamthuyet1310, 28/9/16, [ Mã Tin: 56441 ] [2,684 lượt xem - 7 bình luận]

Kỳ Lân Luxury - Chuyên vertu chính hãng
  1. phamthuyet1310
    Giá: Giá liên hệ
    SĐT : 
    0918691552
    Địa Chỉ : 
    quỳnh phụ thái bình
    • chọn làng nhanhMã tin: 56441

    kích thước: cao 6cm.
    chiều ngang đế: 3cm
    nặng khoảng : 200g
    tượng này thuộc văn hóa dân tộc nào ạ?.nó có từ thời nào ạ?.cái số 1021 là năm làm ra nó hay có ý nghĩa gì không ạ?.mọi người xem giúp em với rất hoan nghênh ý kiến của mọi người. em là gà chẳng biết tý gì về mấy đồ này cả. cái tượng này có ở nhà lâu lắm rồi. bé tý nên cũng chẳng để ý.
    ngày trước ông e làm nghề mộc trong lúc xẻ gỗ vô tình xẻ đc cái tượng này nằm trong thân cây gỗ bà em kể lại vậy.


    Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89


     
  2. Tiểu Long

    Về vấn đề niên đại thì mình không dám khẳng định vì không tận mắt thấy, mình chỉ trả lời cho bạn tựợng này Là tượng thần Ganesha một vị thần đáng kính trong Ấn Độ giáo (Hinduism), nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati.
     
    kdtrieuan thích bài này.
  3. phamthuyet1310

    Cám ơn bác tiểu long đã cho ý kiến bổ ích nha.em nhìn thấy đầu thần này giống đầu khỉ hơn là đầu voi bác ợ.
     
  4. phamthuyet1310

    cám ơn bác tiểu long nhờ bác gợi ý bức tượng liên quan đến ấn độ giáo cuối cùng e cũng mày mò tìm ra gốc tích của nó:
    Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama (vị vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana), và cũng được Rama thương yêu nhất, nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực. (nguồn wikipedia).
    bác nào xem giúp giám định cho e xem cái này có từ thời nào với ạ.
     
  5. Mucdong

    Kể chuyện nghe chơi:
    Thần Shiva (Thần hủy diệt) là vị thần quyền lực nhất trong 3 vị thần của Hindu giáo gồm Shiva, Visnu và Brama.
    Giang hồ xưa kia đồn đại rằng: Thần Shiva đi xa trở về thấy 1 giai đẹp ở trong nhà mình tưởng là phi công trẻ của vợ bèn phơ 1 nhát bay đầu. Vợ chạy về nổi cáu chửi búa xua, đại khái rằng:"ông phắn khỏi nhà theo con bánh bèo nào lúc tôi có bầu. Giờ gần 2 chục năm mới vác thây về nên đâu có biết thằng này là con ông". Shiva bán tín bán nghi nhưng lúc đó làm gì có công nghệ thử DNA nên đành chịu. Thấy có lỗi, Shiva bèn nói với vợ: nhằm nhò gì, ngày mai thằng nào đi ngang qua ngõ ông chặt đầu nó gắn vào là sống lại thôi. Biết đâu chả vớ được đầu thằng đẹp giai như siêu mẫu Bình Minh, hoặc Huy Khánh thì ngon lành.
    Cả ngày hôm sau thần vác mã tấu ngồi trước cửa chờ đến trưa chẳng thấy ma nào đi qua kể cả những thằng dở hơi như Lệ Rơi hay Sơn Tùng (có điên mới đi ngang qua ngõ có thằng vác mã tấu đứng chờ). Chờ đến tối chẳng thấy ai thần buồn vào nhà làm cốc bia Huda - Đậm tình Miền Trung cho hạ hỏa thì thấy tiếng huỳnh huỵch trước nhà tưởng dân làng đang rượt thằng trộm chó, mừng quá phơ luôn 1 nhát nhìn lại thấy phơ nhầm con voi. Thế có khổ không cơ chứ! Thôi đành dùng tạm vậy. Thế là thần Ganesha ra đời với đầu voi và mình người. Thông thường thì hình tượng thần Ganesha được tạc với mình người đầu voi nhưng chỉ có 1 ngà còn 1 ngà thần bẻ ra làm viết để chép kinh. Thần Ganesha được xem là vị thần của sự thông thái, tri thức và bảo trợ trẻ em....
    Về thần Ganesha đại khái giang hồ đồn đại thế. Độ % chính xác theo em thì.... hên xui.

    Quay lại câu hỏi của Bác thuộc văn hoá dân tộc nào? Thời đại nào? Theo hiểu biết hạn hẹp của em (cũng hên xui) thì:

    1. Đây là tượng thần của Hindu giáo. Theo dòng lịch sử thì ở nước ta có những dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hoá này như Chămpa (Chàm), Phù Nam, Chân lạp (K'mer)

    2. Theo lịch sử Việt Nam thì từ 1698 nam bộ thuộc nước Việt ta. Các cộng đồng dân tộc khác là 1 thành phần của nước Việt. Do đó văn hoá Việt mang tính chi phối và cũng chịu ảnh hưởng lại của các nền văn hoá khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu các nền văn minh khắc không còn điều kiện để phát triển rực rỡ như trong qua khứ cách đây hơn 300 năm.

    3. Xét về mặt lịch sử thì các nền văn hoá này phát triển trước đây trên 300 năm. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là những gì sót lại như Thánh địa Mỹ Sơn, các tháp Chàm ở Nam Trung bộ như Nha Trang, Ninh Thuận, Phan Rang.... một số chùa chiền theo hệ phái Tiểu thừa ở Tây Nam Bộ...

    Từ những điểm trên ta thấy nếu món đồ của Bác nếu đúng là đồ cổ thì phải có trên 300 năm tức là phải làm trước năm 1698. Kế nữa các Quốc gia, dân tộc Môn - K'mer thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo không dùng chữ tượng thanh và số Latin của Châu Âu mà chúng ta xài hiện nay, cũng không sử dụng chữ tượng hình như Trung Quốc mà sử dụng chữ Phạn (Sanskrit) cho nên cái số Latin 1021 trên tượng có 2 mục đích là:
    - Cái thằng khắc cái số đó vào tượng nó ghi chú cho ai muốn mua biết là làm năm 1021 mà nó quên rằng cả Châu Á lúc đó có thằng nào biết số Latin là gì thì em đi đầu xuống đất.
    - Cái thằng khắc số 1021 như biểu thị cái số quản lý theo dõi hiện vật của bảo tàng hay làm mà nó không biết rằng ở bảo tàng người ta thường dùng sơn chứ không đục lõm như thế. Cách này chỉ áp dụng trên 1 số ít các lò sản xuất đồ kim loại của Châu Âu thôi.

    Bác chia sẻ rằng món đồ của Bác do ông Bác xẻ cây mà có nên em không thể giải thích được vì sao có số 1021 kia và nó có nghĩa gì.

    Em biết sao nói vậy. Nếu có nói bậy thì mong Bác thông cảm bỏ qua cho em.

    Thôi em đi chăn trâu tiếp đây. Chúc các Bác vui khỏe. Buôn may bán đắt.

    Mục Đồng cẩn tự
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/16
  6. TriVan192

    Sao em thấy tượng này giống khỉ mà . Có thể đây là tượng thần Hanuman trong Ấn độ giáo.
     
  7. Nhật Quang

    Về phân tích dòng lịch sử của bác thì chắc phải có điều chỉnh đôi chút.
    Về phán đoán, nhận định số 1021 thì em thấy bác rất chuẩn.
    Về món đồ thì em tin là hàng fake.
     
  8. Bancodedao

Google+