Về mức độ phổ biến và giá trị món đồ thời Nguyên, đầu Minh so với thời cuối Minh và Thanh
Trong suốt thời kỳ Nguyên đến đầu nhà Minh, mức độ kiểm soát về phát triển chính trị và văn hoá do triều đình áp đặt tương đối cao. Một ví dụ khác của điều lệ này là chiếu chỉ do vua Chính Thống ban hành năm 1447 quy định cấm sản xuất đồ màu, chẳng hạn như màu vàng, màu tím, màu đỏ hoặc xanh, bao gồm cả các loại sứ tráng men xanh. Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp, một số lượng các điều luật đã hạn chế hoặc ngăn cấm việc sản xuất đồ xanh và trắng. Những hạn chế này có ảnh hưởng đáng kể đến số lượng đồ gốm cũng như chủng loại các kiểu trang trí. Chính vì vậy các món đồ cổ thời Nguyên, đầu Minh được tìm thấy rất ít so với sự đồ sộ về số lượng các món đồ được tìm thấy có niên đại sản xuất thời giữa Minh đến nhà Thanh. Vì vậy trên thị trường đồ CHUẨN CỔ thời Nguyên, đầu Minh có giá trị lớn về mặt sưu tầm, văn hóa so với các món đồ được sản xuất sau đó.
Đồ xanh-trắng thời nhà Nguyên chỉ sử dụng màu xanh coban nhập khẩu. Trong triều đại vua Hồng Vũ, ông đã ban hành lệnh cấm ngoại giao và giao thương với nước ngoài. Do đó, nguồn coban nhập khẩu đã bị chặn lại. Vì vậy, nếu tồn tại, chỉ có rất ít đồ xanh và trắng được sản xuất trong triều đại vua Hồng Vũ, thậm chí dưới đời vua Vĩnh Lạc <TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG ĐỂ NHẬN DIỆN GỐM XANH-TRẮNG THỜI NGUYÊN, ĐẦU THỜI MINH>. Một vấn đề khác cần làm sáng tỏ là nếu coban nhập khẩu chỉ dùng vào thời Nguyên, vậy khi nào các thợ gốm bắt đầu sử dụng coban địa phương?! Sự trở lại của gốm men xanh trắng nung truyền thống lại bắt đầu phát triển bằng cách dùng coban địa phương vào CUỐI thời nhà Minh.
Đến cuối Nhà Minh nhu cầu sử dụng gốm sứ phát triển rất rầm rộ, đi cùng với đó là hàng loạt lò gốm nổi tiếng ra đời (chỉ tính riêng Cảnh Đức Trấn có hơn một nghìn lò gốm), song song đó các vua quan nhà Thanh rất chuộng chơi/sưu tầm các loại đồ gốm nên đã tạo phong trào rất lớn trong xã hội về sản xuất/sưu tầm đồ gốm. Không những thế mặt dù nhà Thanh áp dụng chính sách cấm giao thương với nước ngoài (bế quan tỏa cảng) nhưng tình trạng buôn lậu thời này rất phát triển (yếu tố này có liên quan đến cuộc chiến tranh thuốc phiện mà ai cũng biết) nên một lượng rất lớn đồ gốm sứ TQ thời này được đưa ra nước ngoài và cũng nhờ đó mà ngày nay ở Trung Quốc (cả Việt Nam....) hay nơi các con tàu đắm có rất nhiều đồ gốm TQ thời kỳ này. Và vì lẽ đó giá trị những món đồ cổ thời kỳ này cũng rẻ hơn rất nhiều so với gốm thời Nguyên và đầu thời Minh. Ở các cuộc đấu giá quốc tế sở dĩ gốm thời này có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đô la vì những món đó là hàng cao cấp, đa sắc, đồ ngự, đồ quan...
VÀI LỜI GỬI ĐẾN CÁC BẠN, TÔI GÕ HƠI VỘI DO BẬN QUÁ, KHÔNG CÓ THỜI GIAN NÊN CÓ MỘT SỐ CHỖ CÒN LỖI CHÍNH TẢ. MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM
Click để xem tất cả...