Các chuyên gia trên diễn đàn có thể xem giúp bình Hồ lô Bát Tiên này là từ thời kì nào không ạ. Có con dấu dưới bình (ảnh kèm theo), nhưng mà chữ trong ấn này thì mình chịu. Khu vực quảng cáo - Liên hệ 0922 1212 89 Mong các chuyên gia giúp đỡ. Cám ơn !
Chữ khắc dưới đáy bình có từ niên đại Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), còn gọi là chung – đỉnh văn là chữ viết trên các chuông và vạc bằng đồng. • Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 秦 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書). • Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN), có chữ Khải (Khải Thư 楷書). Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ trước đây có thể được minh họa bằng chuỗi sau: Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải.
Lý giải chuyện này có thể có giả thuyết như sau. Khoảng năm 1126 trước Công nguyên Cơ Phát, con trai của Cơ Xương đã phát động các chư hầu tiến đánh Trụ Vương. Truyền thuyết Việt kể chuyện Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân ở Vũ Ninh. Vũ Ninh hay Ninh Vương là danh xưng của Cơ Phát trước khi lên ngôi. Bài hát Ải Lào trong lễ hội Phù Đổng: Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương Ân sai hai tám tướng cường nữ nhung Xâm cương cậy thế khoe hùng Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh. Trong hội Dóng 28 cô gái trẻ đóng thành các tướng giặc Ân. Rõ ràng đây ám chỉ nhà Ân còn đang ở chế độ mẫu hệ. Những dẫn chứng về Phụ Hảo và Bảo Phụ trong Kim văn trên đồ đồng thời Thương xác nhận thêm điều này. Sau khi diệt Trụ Vương, Cơ Phát lên ngôi xưng làm thiên tử, gọi là Chu Vũ Vương, bắt đầu vương triều Chu trong lịch sử Trung Hoa. Vũ Vương tiến hành phong tước vị, phân đất đai cho các chư hầu, các đại công thần trong công cuộc diệt Ân Trụ Vương. Trung Hoa bước sang thời kỳ phong kiến thực sự. Con cháu Trụ Vương là Vũ Canh vẫn được nhận phân phong tại đất cũ của nhà Ân ở vùng Triều Ca (Hà Nam). Khi Vũ Vương mất, Vũ Canh liên kết với các bộ tộc Đông Di nổi loạn. Em trai của Vũ Vương là Chu Công Cơ Đán đang nắm quyền phụ chính triều Chu đã cất quân dẹp loạn. Sau khi dẹp được loạn Chu Công mang đám quý tộc “ngoan ngạnh” của nhà Ân về Lạc Dương để “an trí”. Đây chính là điểm mấu chốt để giải thích sự có mặt của đồ đồng thời Thương tại vùng Bắc Việt. Lạc Dương hay Đông Đô của nhà Chu là thành Đông Đô Hà Nội, tức là vùng Cổ Loa xưa. Các quý tộc Thương được an trí tại Lạc Dương rất có thể là ở vùng quanh núi Tam Đảo, nên đã để những di vật tại đây. Thành phần dân tộc chính của nhà Ân là người thuộc nhóm Miêu – Dao. Điều này cũng phù hợp với thông tin rằng 2 chiếc di thời Thương được mua lại từ người Dao đỏ và Sán Dìu. Sán Dìu còn gọi là Sơn Dao nhân. Có thể những tộc người Dao này là hậu duệ của các gia tộc nhà Ân Thương đã được Chu Công cho “định cư” tại đất Lạc Dương. Ở khu vực Cổ Loa trong quá khứ từng có một cuộc “khai quật khảo cổ” nữa. Đó là “thời U vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua” (Lão Tử minh). Lão Tử là Huyền Thiên Trấn Vũ, người đã cử thần Kim Quy giúp Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, bắt yêu trừ quỷ ở núi Thất Diệu (núi Sái ở Đông Anh). Theo truyền thuyết lúc này ở Cổ Loa đã đào thấy xương cốt, nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng). Như vậy những đồ đồng đào được ở thời Đông Chu tại Cổ Loa cũng có thể là những di vật của các quý tộc nhà Ân Thương đã mang tới khi bị an trí tại Đông Đô – Lạc Dương. Mối liên hệ các triều đại Thương – Chu với vùng đất Lạc (Việt) ngày nay được chứng thực bởi những cổ vật có minh văn tại đây.
Thời xưa có tục lệ chủ vi cửu tộc, khi ấy họ xuống thuyền đi lưu lạc xuống phía nam, khi đi họ mang theo những đồ vật có giá trị, thời xưa chỉ có tầng lớp quan trong triều đình mới sử dụng đồ đồng để trong nhà, tầng lớp nông dân thì ngược lại. Nói tóm lại để hiểu được giá trị đích thực của chiếc bình đó, thì phải hiểu rõ được Kim tự khắc dưới đáy bình, Việt Nam mình rất hiếm ai hiểu được, kể cả người Trung Quốc thời này, họ phải về hỏi những cụ cũng khó ai hiểu
Cám ơn chuyên gia có nickname: bao358 đã cung cấp một số thông tin. Tôi xin nói rõ hơn là món đồ này có trong nhà tôi từ rất lâu rồi, từ thời ông sư truyền tới ông nội...., chiếc hồ lô này đi kèm với một cặp gà trống nữa.... Ngày xưa còn có một chiếc bình hoa bằng đồng nhưng đã bị ăn trộm... Chiếc bình hồ lô tuy dưới đáy có khắc ấn như vậy, nhưng thực sự cũng không biết là có từ thời nào. Tôi cũng cần có những thông tin sâu hơn. Cám ơn rất nhiều !
Theo tài liệu tham khảo sưu tầm chữ khắc dưới đáy bình, thì đó là Chu quốc\" nghĩa là \"nước Chu\" theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và thời chữ Triện , chữ nguyên thủy của người việt cổ, Năm Quang Tự thứ 25 (1899) nhà Thanh Giáp cốt văn được phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn chỉ hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, được phát triển và sử dụng vào cuối đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN), Chữ Giáp Cốt nhà Thương – Ân (1600-1100 TCN) tiếp tục được phát triển qua các thời: • Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), còn gọi là chung –đỉnh văn là chữ viết trên các chuông và vạc bằng đồng. • Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 秦 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư隸書). • Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN), có chữ Khải (Khải Thư楷書). Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ trước đây có thểđược minh họa bằng chuỗi sau: Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ→ Chữ Khải Khám phá khảo cổ học quan trọng vào bậc nhất về văn hóa Trung hoa là mới đây đã tìm ra loại chữ đặt tên là chữ Lạc Việt ở Cảm Tang, huyện Bình Quả sát biên giới Việt Trung. Chữ Lạc Việt được xác định đã có từ 3-4 ngàn năm TCN, tức vào hàng hàng tổ mẫu của Giáp cốt văn nhà Thương Ân. Với sự việc này đã có thể bổ sung và trưng ra sự phát triển chữ Nho từ tận ngọn ngành, chỉ ra những văn tự tiền Giáp cốt: Chữ điểu thú → chữ nút vạch → chữ Lạc Việt (thạch văn) → chữ Giáp cốt→ Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải… Chữ Khải (khải thư hay chính thư 正書): phổ biến vào thế kỷ III TCN. Có thể coi đây là kiểu chữ chính thức của Thiên hạ từ triều đại Lưu Bang. Loại chữ này chuẩn mực, dễ nhận biết, dễđọc nhất, mỗi chữ mặc nhiên tồn tại trong 1 hình vuông chuẩn nên chữ Khải được coi như chuẩn mực của loại chữ Vuông vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Nho hiện nay (chữ Nôm cũng được xếp vào loại hình chữ Vuông - Con cóc: Cóc Hán văn là thiềm thừ, ếch và cóc là loài lưỡng cư , sinh ra trứng ở dưới nước, trứng nở ra nòng nọc hay khoa đẩu sống trong nước không khác gì loài cá. Nòng nọc lớn lên rụng đuôi thành cóc – ếch lên bờ biến ra loài sống trên cạn. … Cóc → góc, góc là giao điểm của Tròn – Vuông, của đất trời và của hữu hình – vô hình. Hữu hình là cái hình tượng con người thấy được và vô hình là ý nghĩa chứa trong hình tượng ấy. Hình tượng mang ý nghĩa ấy gọi là chữ. Chữ cũng là chứa trữ vậy. Nhưng tại sao hình tượng con cóc lại được dùng làm biểu tượng của chữ viết? Trong điểu thú văn con cóc nghĩa là chữ vì như dân gian Việt giải thích trong bức tranh “Lão Oa giảng độc”. Oa là con cóc nhưng oa cũng là ‘chứa trữ’ tức chữ (viết). Lão Oa chính là thày Chữ, là thày chữ nên mới đọc hiểu và giảng dạy tri thức – đạo nghĩa. Cóc – ếch đẻ ra nòng nọc tức khoa đẩu. Chữ (cóc – oa – trữ ) đẻ ra văn Tóm lại: Nhờ tiền bối nào cao trí thẩm định chữ được khắc trên bình hồ lô. Nghe kể rằng xưa kia đại úy L.C Grammont (viên sĩ quan Pháp đánh chiếm và quân quản TDM trong thời gian 1961-1962), trước đó ông ở miền Bắc thu thập nhiều cổ vật khi tiếp quản Thủ Dầu Một (nay là Bình Dương) ông mang toàn bộ vợ con và gia sản vào trong này, sau đó vào năm 1940 Nhật đánh duổi Pháp chiếm toàn bộ đông dương, lúc này Đại úy L.C Grammont và gia đình bị giết, nên toàn bộ gia sản của ông ta bi thất lạc (trong đó có bình hồ lô, 2 con cóc, và con gà)
Minh có 1 bình bát tiên va 1 đồ để chàm hương không biet trị giá nhieu ai qtam llac minh Zalo 0568115665
Các chuyên gia trên diễn đàn có thể xem giúp bình Hồ lô Bát Tiên này là từ thời kì nào không ạ. Có con dấu dưới bình (ảnh kèm theo), nhưng mà chữ trong ấn này thì mình chịu